KẾ HOẠCH BÀI DẠY


Kế hoạch bài dạy

Người soạn
Họ và tên
Super-Men
Các thành viên:
Lương Sơn Đỉnh
Đinh Vũ Nguyên Chương
Trần Thiện Bảo
Lê Vủ Linh
Quận
Quận 5
Trường
ĐH Sư Phạm
Thành phố
TP. Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Lưu Thông Hai Chiều
Tóm tắt bài dạy

·        Vai trò của học sinh trong thực hiện dự án :
           -Bài tập Powerpoint : Học sinh sẽ tiến hành một buổi tư vấn, trình diễn bằng bài Powerpoint với đề tài: “LƯU THÔNG HAI CHIỀU”. Trong đó, học sinh lần lượt thực hiện những vai trò sau:
Ø  Đóng Vai Là Giáo Viên: giảng giải cho học sinh biết: dòng điện xoay chiều là gì?, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều và ứng dụng thực tế của dòng điện trong đời sống và sản xuất?.
Ø  Đóng Vai Là Nhân Viên Điện Lực: chỉ rõ cho học sinh biết cách truyền tải điện năng đi xa, các cách để giảm hao phí trong truyền tải điện, sự nguy hiểm của dòng xoay chiều đối với con người và các biện pháp an toàn điện.
Ø  Đóng Vai Là Phóng Viên: học sinh sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng mạng lưới điện quốc gia và mạng điện trong các hộ gia đình, sau đó báo cáo thực trạng trong buổi tư vấn.
Ø  Đóng Vai Là Kĩ Sư Điện Tử: trình bày cho học sinh về các loại máy biến thế và cách cuốn một máy biến thế cỡ nhỏ đơn giản.
-Bài tập Publisher : phát tờ rơi nhằm tuyên truyền cho chương trình tư vấn nói trên..
 -Bài tâp trang Web :Trang web này nhằm mục đích để giới thiệu các tài liệu về dòng điện xoay chiều, các loại biến thế và các dây dẫn được sử dụng trong đời sống…
Học sinh cùng nhau  thực hiện 3 bài tập trên, qua đó tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát của giáo viên.
v Nội dung kiến thức
-         DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU LÀ GÌ?
Dòng điện xoay chiều được hiểu là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay cosin của thời gian.
-         NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
-         CÁCH SẢN XUẤT ĐIỆN TRONG THỰC TẾ
Điện được sản xuất từ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy năng lượng hạt nhân…
-         CÁCH TRUYỀN TẢI DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – MÁY BIẾN THẾ
Trong thực tế, để giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng người ta dùng máy biến áp để tăng hiệu điện thế trong quá trình truyền tải.
Máy biến thế là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều (không làm thay đổi tần số)
Lĩnh vực bài dạy
Vật lý học.
Cấp / lớp  
Cấp III/ lớp 12
Thời gian dự kiến
4 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
  • Học sinh phải nắm vững kiến thức trong SGK.
  • Học sinh phải hiểu được dòng điện xoay chiều là gì, cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
  • Tìm hiểu về nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều.
  • Tìm hiểu về cách truyền tải dòng điện xoay chiều
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Mục tiêu bài học đối với học sinh:
  • Hiểu được hiện tượng cảm ứng điện từ để tạo ra dòng điện xoay chiều.
  • Hiểu được cấu tạo và hoạt động của phát máy phát điện xoay chiều, của máy biên thế
  • Hiểu biết về ứng dụng và hướng phát triển của pin quang điện trong ngành năng lượng của thế giới và Việt Nam
  •  

Bộ câu hỏi định hướng


Câu hỏi khái quát
ü  CUỘC SỐNG CHÚNG TA SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU KHÔNG CÓ ĐIỆN?



Câu hỏi bài học
ü  Tại sao trong sinh hoạt và sản xuất, người ta dùng điện xoay chiều chứ không dùng điện một chiều ?



Câu hỏi nội dung
ü  Dòng điện xoay chiều là gì và có các đặc trưng cơ bản nào?
ü  Nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều như thế nào?
ü  Tại sao khi truyền tải điện đi xa, ta phải dùng điện thế cao?
ü  Lấy ví dụ minh họa, một số cách sản xuất dòng điện xoay chiều của đất nước mình.





Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá



Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án




·        Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu và đưa ra ý tưởng.
·        Đưa ra bản kế hoạch dự án cho học sinh.
·        Phổ biến cho học sinh biết các tiêu chí đánh giá của dự án.
·        Chia nhóm và  tổ chức thi đua giữa các nhóm.

·        Học sinh bám sát dự án để từng bước thực hiện đầy đủ các bước.
·        Lập bản tóm tắt dự án, sổ ghi chép, biên bản họp nhóm.
·        Tạo ấn phẩm, làm sản phẩm hoặc bài báo cáo trình bày ý tưởng của nhóm.
·        Nhận xét,trao đổi dự án với các nhóm khác

·        Hoàn tất các bản tiêu chí đánh giá của dự án.
·        Học sinh hoàn chỉnh bài thu hoạch.
·        Trình bày sản phẩm trước lớp.
·        GV hướng dẫn nhận xét và các nhóm nhận xét, góp ý kiến  lẫn nhau.

Tổng hợp đánh giá
Đánh giá học sinh dựa trên những cơ sở đã nêu trên. Tùy theo mức độ và thời gian hoàn thành công việc hằng ngày của học sinh mà đưa ra đánh giá phù hợp. Đánh giá từng phần, từng thời điểm.
·        Trước khi bắt đầu dự án: Đánh giá dựa trên những ý kiến xây dựng kế hoạch dự án của học sinh hay nói cách khác là ý tưởng ban đầu của học sinh.
·        Trong quá trình thực hiện dự án: Đánh giá dựa trên những phản hồi của học sinh, biên bản họp nhóm, tiến độ thực hiện dự án (thời gian làm ấn phẩm, làm sản phẩm, thời gian đi thực tế,…), mức độ thực hiện (ấn phẩm, sản phẩm, bài báo cáo thực tế,…).
·        Sau khi hoàn tất dự án: Đánh giá dựa trên sản phẩm, cách học sinh trình bày sản phẩm, phiếu đánh giá của từng học sinh, mức độ hiểu kiến thức trong bài của học sinh.

Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
ü  Có kĩ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình
ü  Có tư duy logic
ü  Kỹ năng giải quyết tình huống
ü  Có tình thần trách nhiệm làm việc với tập thể, thái độ học tập tốt
ü  Kỹ năng cơ bản về công nghệ
ü  Kỹ năng tính toán tính toán xác định độ tụ của kính cận, kính viễn cần đeo, cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính
ü  Kiến thức về phân tích số liệu và thống kê
Một số kinh nghiệm về thiết kế bài trình bày đa phương tiện, ấn bản, và trang web cũng như tìm kiếm thông tin trên Internet.
Các bước tiến hành bài dạy
Thời gian tiến hành: 4 tuần (tuần 1: giới thiệu dự án; tuần 2,3: tiến hành dự án; tuẫn 4: báo cáo và tổng kết)
Chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ).

v Tuần 1:
ü  Giới thiệu sơ lược về bài dạy(bằng bài trình diễn). Qua đó đặt ra câu hỏi khái quát cho học sinh.
ü  Cho học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm thông qua phiếu đánh giá nhu cầu của học sinh. Sau 5 phút thu lại phiếu đánh giá.
ü  Giới thiệu bài học thông qua kịch bản như ý tưởng dự án.
ü  Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng cho học sinh và đưa ra chuẩn kiến thức cần đạt được.
ü  Định hướng việc làm bài tập : bài tập Powerpoint , bài tập ấn phẩm Publisher, bài tập website ( làm theo nhóm, mỗi nhóm làm cả 3 bài tập, mỗi bài tập thực hiện trong thời gian 1- 3 ngày ).
ü  Công bố tiêu chí đánh giá :Cho học sinh xem phiếu đánh giá tờ rơi và bài trình diễn để giúp học sinh định hướng về ấn phẩm của nhóm, làm sáng tỏ và chỉnh sửa nếu cần.
ü  Hướng dẫn các học sinh các tài liệu có liên quan đến dự án.(Giới thiệu một số nguồn tư liệu web có chất lượng…)
v Tuần 2: HS tiến hành thực hiện dự án, giáo viên (GV) thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc đồng thời có những hỗ trợ kịp thời.
v Tuần 3: Học sinh tiếp tục hoàn chỉnh dự án.
ü  GV phát cho mỗi Học sinh 1 phiếu đánh giá.
ü  Tiến hành hướng dẫn đánh giá.
v Tuần 4: Học sinh báo cáo, tiến hành tổng kết, đánh giá
ü  Tiến hành đánh giá dự án theo bảng hướng dẫn đánh giá.
ü  Sau khi đánh giá, các nhóm tổng hợp điểm trung bình đánh giá của nhóm về các nhóm còn lại gửi lại cho GV (Điểm đánh giá của lớp chiếm 20% tổng điểm của một nhóm).
ü  GV tiến hành tính điểm, gửi lại gói điểm cho nhóm.
Nhóm thực hiện chia điểm cho các thành viên trong nhóm, lưu ý là không có điểm lẻ.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
·        Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cụ thể hơn về: nội dung công việc cần thực hiện, cách tìm và chọn lọc tài liệu…
·        Thường xuyên trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh trong quá trình thực hiện dự án trên trang blog của dự án


Học sinh không biết tiếng Anh
·        Tìm các trang Web hỗ trợ bằng Tiếng Việt nhờ Google.com.vn với các từ khóa tìm kiếm như : dòng điện xoay chiều, điện năng , ...
·        Cho phép các công việc được thực hiện trước hết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh sau
·        Phân công nhóm có các bạn khá giỏi Tiếng Anh xen kẽ với các bạn không biết Tiếng Anh


Học sinh năng khiếu
Đối với học sinh năng khiếu, giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho học sinh bằng cách:
·        Cung cấp những nguồn tài liệu mở rộng, nâng cao cho học sinh.
·        Đưa ra những câu hỏi, những vấn đề khó, đòi hỏi phải suy nghĩ logic để nâng cao tư duy cho học sinh.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
SMáy quay
SMáy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
SKết nối Internet
Đĩa Laser
SMáy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
SThiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
SẤn phẩm
Phần mềm thư điện tử
SBách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
STrình duyệt Web
Đa phương tiện
SPhần mềm thiết kế Web
SHệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác

Tư liệu in
Sách giáo khoa vật lý nâng lớp 12, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu tham khảo v.v.
Hỗ trợ
·        Internet
·        Phần mềm office, máy in làm ấn phẩm và bài trình diễn
·        Máy tính, máy chiếu,… để báo cáo, thuyết trình

Nguồn Internet
1.12
 
Yêu cầu khác
Khách mời là BGH, GVCN và các thầy cô, phụ huynh HS, đại diện HS các lớp.


Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.
Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

4 comments:

  1. nên chỉnh lại độ rộng và font cho dễ nhìn

    ReplyDelete
  2. nội dung tương đối đầy đủ rồi đó

    ReplyDelete
  3. đụng hàng nhóm tui rùi!
    hehe nhưng mà thấy cũng hay,hehe
    nhưng mà phần các bước tiến hành bài dạy sao nặng về phần đánh giá quá

    ReplyDelete